Đám hỏi, lễ ăn hỏi bao nhiêu người và cần chuẩn bị những gì?

Theo phong tục lễ ăn hỏi (đám hỏi) của người việt nhà trai mang lễ vật tới nhà gái là nghi thức rất quan trọng trong phong tục hôn nhân truyền thống. Nhà gái nận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và từ ngày ăn hỏi, cặp đôi có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới chỉ còn chờ ngày đám cưới để công bố với hai họ hàng. Vậy lễ ăn hỏi cần có những gì? Đi bao nhiêu người, nhà trai cần chuẩn bị những gì? Trong bài viết dưới đây, Nấu cỗ Thanh Hoa giải đáp giúp bạn.

Đám hỏi là gì? Đám hỏi cần chuẩn bị những gì
Đám hỏi là gì? Đám hỏi cần chuẩn bị những gì

Trang phục chuẩn bị:

Trong đám hỏi nhà trai có vai trò rất quan trọng, cần chuẩn bị kỹ từ trang phục đến lễ vật.

Chúc rể là nhân vật chính trong buổi lễ, cầ có sự chỉnh chu từ mọi thứ từ quần áo, giày dép. Chú rẻ thường mặc quần tây, áo sơ mi, hay có thể khoác thếm bộ vest. Hoặc mặc áo dài truyền thống hay cách tân kết hợp với quần jeam đen và mang đôi giày tây. Hình ảnh chú rể trong ngày quan trọng cần bảnh bao phong thái nhất khi ra mắt hai bên họ hàng.

Đại diện họ nhà trai mọi người gồm ông, bố, chú sẽ mặc đồ tây hay vest chỉnh tề. Bà, mẹ, các cô mặc áo dài để buổi lễ trang trọng và cùng sự tôn trọng với gia đình nhà gái.

Trang phục cho cô dâu: Mặc áo áo dài truyền thống hay cách tân cũng được, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Thêm chút điểm nhấn cho cô dâu xinh xắn đẹp hơn đồ trang sức sau: Xuyến, vòng, hoa tai.

Chuẩn bị sính lễ 

Lễ ăn hỏi đám hỏi

Mâm qua là lễ  vật không thể thiếu trong đám hỏi, lễ ăn hỏi. Nhà trai sẽ phải chuẩn bị mâm quả mang sang nhà gái theo phong tục truyền thống. Mỗi vùng miền sẽ có nét văn hóa riêng khác nhau về số lượng lễ vật trong mâm quả. Theo phong tục người miền Bắc thì nhà trai chuẩn bị, tùy chọn 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm quả. Với người miền Nam, sẽ chuẩn bị 4 – 6 – 8 – 10 mâm quả. Tùy số mâm quả, nhà trai sẽ sắp xếp đám hỏi đi bao nhiêu người nam để bưng quả.

Mâm quả đám hỏi, thường sẽ bao gồm các lễ vật sau:

  • Mâm trầu cau.
  • Râm rượu và thuốc lá.
  • Mâm bánh ăn hỏi.
  • Mâm chè.
  • Mâm mứt sen.
  • Mâm bánh phu thê (bánh xu xê).
  • Mâm hoa quả
  • Bánh cốm
  • Lợn sữa quay, tiền dẫn cưới.v.v.v

Ngoài ra, còn có thêm một số lễ vật khác như heo quay, xôi hay bánh kem. Tùy vào điều kiện mà nhà trai có thể chuẩn bị thêm hoặc không có cũng vẫn được.

Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lư­ợng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).

Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, “Con gái là con người ta”. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện thiện ý của nhà trai: xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự. Tuy nhiên, điều này ngày nay càng lúc càng trở nên mờ nhạt xét về vai trò, vì dễ dẫn đến cảm giác về sự gả bán con, thách cưới.

chuẩn bị sính lễ đám hỏi , lễ ăn hỏi
chuẩn bị sính lễ đám hỏi , lễ ăn hỏi

Chuẩn bị tiền nạp tài

Tiền nạp tài mang ý nghĩa qua trọng trong lễ đám hỏi ăn hỏi truyền thống. Chia thành 1,3,5 phong bì và tương ứng với số bát hương trên bàn thờ tổ nhà gái.

Tiền nạp tài số phong bì có thể chung với tráp trầu cau hay để riêng cũng được. Tiền nạp tai bao nhiêu? Đó tùy thuộc vào điều kiện kinh tế để hai bên thống nhất số lượng phù hợp.

Rất nhiều người đặt câu hỏi thắc mắc, đám hỏi cần trao vàng hay không? Điều này tùy thuộc vao kinh tế bên họ nhà tra. Nếu gia đình khá giả, có thể tặng cô dâu vòng tay nhỏ, hay bông tai hoặc nhẫn đính hôn. Mang ý nghĩa trao sự giàu sang và sung túc cho đô uyên ương. Nếu gia đình nhà trai không có nhiều điều kiện khó khăn thì bỏ qua quà tặng này.

Dịch Vụ Cho Thuê Full Trọn Gói Đám Cưới Giá Rẻ
Rước lễ ăn hỏi đám hỏi

Đám ăn hỏi đi bao nhiêu là phù hợp?

Đám hỏi nhà trai đi bao nhiêu người sẽ tùy thuộc vào sự bàn bạc thống nhất trước giữa hai bên gia đình. Thành phần nhà trai tham gia lễ ăn hỏi thường là Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,họ hàng,an em thân thiết ,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

Hai bên cần có sự sắp xếp thống nhất số lượng người tham gia dự lễ ăn hỏi. Để nhà gái có sự chuẩn bị bị tiếp đón chu đáo. Thông thường đi đám hỏi nhà trai có khoảng 20 – 25 thành viên là phù hợp.

Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình,họ hàng, và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.

Đám hỏi là nghi lễ quan trọng diễn ra trước đám cưới. Đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo cho mọi chuyện êm đẹp. Quan chia sẻ, sẽ giúp nhà trai hiểu thêm về những việc cần chuẩn bị trước lễ ăn hỏi. Đồng thời cũng biết được đám hỏi đi bao nhiêu người và sự sắp xếp cho hợp lý phù hợp nhất. Nếu quý khách còn băn khoăn và mâm quả cưới hãy liên hệ với Thanh Hoa nấu cỗ để dược tư vấn hỗ trợ.

Dịch Vụ Tổ Chức Đám Cưới Trọn Gói Chuyên Nghiệp
Dịch Vụ Tổ Chức Đám Cưới Trọn Gói Chuyên Nghiệp nấu cỗ Thanh Hoa 098 229 5559

Tiếp khách

Vì đây là lễ truyền thống quan trọng nên gia đình nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên , Nội dung bàn bạc trong buổi lễ chủ yếu là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai bên gia đình về việ chuẩn bị lễ cưới nên gia đình nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thiêt đại gia đình nhà trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghi thức trao lễ vật cũng trở thành nghi thắc bắt buộc. Tiệc mặn nhà gái không cần lo lắng chuẩn bị đã có dịch vụ nấu cỗ Thanh Trọn gói tại nhà.

Cô dâu

Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.

Nhà gái

Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.

Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.

Dịch vụ tổ chức cưới và nấu cỗ cưới trọn gói tại nhà  Nấu cỗ Thanh Hoa Hotline: 098 229 5559

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *