Chúng ta luôn cho rằng việc chết không phải là chấm dứt mà là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác. Vì vậy, các con cháu mỗi năm đến ngày mất của ông/bà, cha/mẹ đều tổ chức tiệc cỗ nhằm thể hiện lòng hiếu thảo và tưởng nhớ người thân đã mất. Tuy nhiên, quan niệm này lại không đúng với một số tôn giáo. Vậy đám giỗ bên đạo thiên chúa sẽ khác gì với số đông còn lại?
Đám giỗ bên thiên chúa giáo khác gì với các tôn giáo khác?
Nếu như các tôn giáo khác chỉ tổ chức đám giỗ tại nhà thì ở thiên chúa giáo họ sẽ đến nhà thờ để cầu nguyện trước khi tổ chức tiệc giỗ tại nhà. Họ lập buổi lễ nhỏ để cầu nguyện cho linh hồn người thân đã mất được yên nghỉ. Sau đó về nhà làm cỗ giỗ chiêu đãi gia đình còn các thực khách được mời.
Mặc dù hình thức tổ chức có phần khác nhau, song ý nghĩa đám giỗ ở đạo thiên chúa giáo vẫn được giữ nguyên. Đám giỗ bên đạo thiên chúa cũng là tiệc cỗ để các con cháu trong nhà có dịp quay trở về quê hương để quây quần bên nhau. Họ đều sẽ mua những phần quà nhỏ để tặng cho con cháu và biếu lên ông bà. Bất cứ ai dù có điều kiện tài chính như thế nào đều có thể thể hiện lòng hiếu thảo của minh. Đối với những gia đình khá giả hơn có thể tổ chức tiệc cỗ lớn.
Lễ mộ công giáo là gì?
Lễ tảo mộ không chỉ xuất hiện riêng ở đạo Công giáo mà lễ tảo mộ đã là truyền thống tâm linh lâu đời của người Việt Nam. Thời gian để đi tảo mộ thường vào 3, 24 tháng Chạp trước tết. Đối với những người được chôn cất bằng hình thức “thổ táng”, các con cháu vào ngày này sẽ đến thăm mộ phần của họ. Hoạt động thường có trong lễ tảo mộ như: đắp lại mộ phần, cắt cỏ quanh mộ, quét vôi, sơn lại,… Đây được xem là những hành động thể hiện lòng hiếu thảo, tôn kính đối với người thân đã mất.
Có được thờ cúng tổ tiên và tổ chức đám giỗ bên đạo thiên chúa không?
Như những thông tin được tiết lộ bên trên, đám giỗ bên đạo thiên chúa vẫn được thực hiện như những tôn giáo khác. Vậy họ có có truyền thống thờ cúng tổ tiên không? Thờ cúng tổ tiên vốn được xem là truyền thống lâu đời của người Việt Nam có từ thời vua Hùng Vương, bắt nguồn từ suy nghĩ những người mất đi thì linh hồn của họ sẽ đến sống ở một thế giới khác, nhưng họ luôn dõi theo để phù hộ cho con cháu. Việc tôn thờ tổ tiên là để thể hiện lòng biết ơn, tôn kính cũng như cầu nguyện cho linh hồn của họ được sống tốt hơn ở thế giới bên kia.
Tại công giáo, họ quan niệm linh hồn sau khi chết sẽ có 3 nơi để đến: thiên đàng, địa ngục và nơi luyện ngục. Những người từng sống tốt, làm nhiều việc thiện, khi chết đi sẽ được đến thiên đàng. Ngược lại, những người làm nhiều việc xấu mà chưa sám hối thì khi chết sẽ phải đến địa ngục hoặc nơi luyện ngục. Vì vậy, những người theo đạo Công giáo họ vẫn thờ cúng những người đã khuất để bày tỏ lòng biết ơn của mình vì những gì ông bà đã làm cho con cháu khi còn sống và sẽ cùng Chúa ban phúc cho con cháu sau khi chết.
Mâm cỗ công giáo gồm những gì?
Có thể thấy, mâm cỗ trong đám giỗ đạo thiên chúa không khác gì so với thực đơn mâm cỗ của số đông còn lại. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chiêu đãi đám giỗ bên đạo thiên chúa thì bạn cần chuẩn bị ít món và đạm bạc hơn. Cần tránh các món gà, lợn, bò,… vào các ngày thứ 6 trong năm, thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh.
Tuy nhiên, bù lại bạn vẫn được ăn trứng, sữa và các loại hải sản. Đặc biệt, người theo đạo thiên chúa rất ưa chuộng các món cá. Theo truyền thuyết, ngày xưa chúa Giê-su từng bẻ 7 con cá chia cho hàng trăm người ăn, nên việc ăn cá có ý nghĩa cầu nguyện cho mọi người được no đủ.
Hiện nay, tại đơn vị Nấu Cỗ Thanh Hoa cung cấp các dịch vụ nấu cỗ giỗ cho đám giỗ bên đạo thiên chúa. Nhanh tay truy cập ngay website https://naucothanhhoa.com/ để được tư vấn tổ chức miễn phí nhé.
>> Xem thêm: Đặt cỗ giỗ Huế ở đâu? Thực đơn đám giỗ tại Huế có món gì?